Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có làng Vân Cù (xã Hương Toàn, huyện Hương Trà) được mọi người yêu mến gọi bằng cái tên: Làng bún. Theo sách “Ô Châu cận lục” của nhà nghiên cứu Dương Văn An, làng Vân Cù có lịch sử trên 500 năm. Ban đầu, làng có tên là Đào Cù thuộc huyện Đan Điền, chuyên nghề nung gạch. Mùa đông năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng lánh nạn chúa Trịnh vào lập nghiệp ở Đàng Trong, trấn thủ đất Thuận Hố. Sau khi đã an cư lạc nghiệp, vì lệ kiên huý của vua chúa bèn đổi tên làng thành Vân Cù thuộc huyện Hương Trà. Bấy giờ làng bỏ nghề gạch theo nghề bún nên có thêm tên tục là Làng Bún. Báo Nét Cô Đô ghi nhận về làng bún này như sau.
Tương truyền rằng: ngày xưa, có một người đàn bà rất đẹp, thuỳ mị và khéo léo. Không rõ họ của bà là gì, chỉ biết bà tên là My, nghe đâu từ Thanh Hố đi vào tìm đất lập nghiệp. Hành trang của bà chỉ có cái cối xay để giã gạo làm bún. Khi đến làng Vân Cù, vì kiệt sức, nên đành dừng lại và định cư luôn ở đây. Bà lấy nghề bún làm kế sinh nhai và dạy cho người dân trong vùng làm theo. Một ngày kia, vào buổi trưa, trong lúc bà đang làm bún, chẳng may hoả hoạn nổi lên thiêu rụi nhà bà và lan sang những nhà khác. Bà bị bắt tội, trói giữa sân đình cho đến chết. Kể từ đó, cứ mỗi độ huý nhật của bà, trong làng đều có nhà bị cháy. Dân làng cho rằng bà bị chết oan nên hiển linh về báo ốn. Những người được bà dạy nghề bèn lập miếu thờ và khấn vái xin giải oan cho bà và cũng cầu cho tai qua nạn khỏi. Kỳ diệu làm sao, kể từ đó, không còn cảnh cháy nhà nữa. Dân làng lại ngày càng ăn nên làm ra và nghề bún phát triển cho đến hôm nay. Miếu của bà bây giờ còn ở phía trước, bên phải sân đình làng. Dân làng lập hội bà bún, hằng năm, lấy ngày 22 tháng giêng để cúng tế, cầu nguyện cho bà.
Bún Vân Cù nổi tiếng không đâu sánh được bởi có mùi vị đặc trưng riêng. Con bún khi ăn không chua mà thơm mùi tinh khiết của bột, không bở mà cũng không dai quá lại có màu trắng tinh..Ngày xưa, nghề làm bún là một nghề công phu và đòi hỏi quá trình làm rất vất vả. Nghề bún có chày, cối để giã gạo; có rây, khuôn để vặn bún; có lò lửa để luộc bún; có thúng, mũng để đựng bún; có triên, gióng và đòn gánh để đi bán phương xa…