4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giá

4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giáo dục năm 2022 4 thách thức với giá

Hoàng Long - Phú Xuyên - Hà Nội

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), đúc kết, dù áp dụng được ba năm, dạy trực tuyến vẫn là một giải pháp tạm thời, với nhiều bất cập chưa khắc phục được. Đa số thầy cô phải tự học do việc tập huấn, bồi dưỡng chưa đồng bộ, chắp vá. “Đường truyền không ổn định cũng ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của thầy trò”, thầy Phú cho biết.

Trước khi học kỳ I bắt đầu, nhiều nhà giáo chấp nhận hạ bớt kỳ vọng, từ “truyền đạt toàn diện kiến thức cho học sinh”, xuống còn “duy trì thói quen học tập và cách tự học”. Tuy nhiên, với những trẻ nhỏ như lớp 1, 2, nhiều giáo viên không giấu được nỗi lo “hổng” kiến thức khi các em không đến trường.

“Có những kỹ năng ở lớp 1 như cách cầm bút, cách viết chữ, tư thế ngồi, nếu không được thầy cô cầm tay dạy bảo sẽ rất khó tiếp thu. Việc học trực tuyến có thể khiến các em sai phương pháp từ đầu, sau này rất khó sửa”, một giáo viên tiểu học có thâm niên ở TP HCM chia sẻ.

Trong bối cảnh phải tiếp tục kéo dài hai hình thức dạy học kết hợp, việc đảm bảo và đồng bộ chất lượng giáo dục trở thành vấn đề lớn của năm nay.

Giảm tải thực chất

Từ năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều lần phải điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học, sau đó giảm tải chương trình. Đầu năm học 2021-2022, Bộ tiếp tục tinh giản chương trình từ tiểu học đến THPT theo hướng chỉ giữ lại yêu cầu tối thiểu với mỗi môn/lớp học; không bắt buộc học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao…

Việc tinh giản chương trình, theo Bộ, được rà soát kỹ lưỡng bởi các tiểu ban gồm nhiều chuyên gia. Tuy vậy, một số phụ huynh và giáo viên nhận định, giảm tải chưa thực chất.

Hàng triệu trẻ mầm non trên cả nước không được học suốt 8 tháng qua.

Với những đô thị lớn, tập trung đông người lao động từ các tỉnh, thành như Hà Nội, TP HCM, nhu cầu gửi trẻ rất lớn. Phụ huynh xoay xở đủ cách trông con. Nhiều người ghép nhóm 3-4 cháu để thuê giáo viên trông; có người xin làm việc từ xa. Nhiều lớp học “chui” mở ra theo nhu cầu của cha mẹ, bất chấp lệnh cấm của chính quyền. Trong khi đó, hàng loạt trường mầm non, đặc biệt là khối tư thục, kêu cứu vì kiệt quệ, phá sản vì đóng cửa gần như cả năm trời, không có nguồn thu.

Việc ở nhà quá lâu ảnh hưởng đến sự phát triển, giao tiếp của trẻ mầm non. Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM) nhận định, 5-6 năm đầu đời rất quan trọng với sự phát triển của trẻ, cả thể chất lẫn tinh thần. “Trẻ không thể học được cách phát triển cảm xúc khi chỉ ở nhà”, bác sĩ Khanh nói.

Hồi tháng 8/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không tổ chức dạy trực tuyến với trẻ mầm non. Thay vào đó, các trường duy trì kết nối giữa giáo viên và phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Nhưng nhiều giáo viên mầm non cho rằng, cách làm này không hiệu quả bởi đặc thù bậc mầm non là cần sự chăm sóc, dạy bảo trực tiếp.

Trả lời