Cơ sở sản xuất đèn lồng Cố Đô

Vừa bước vào sân, chúng tôi đã thấy không khí làm việc khẩn trương của anh Mẫn và những người thợ khi chỉ chưa đầy 2 tuần nữa là đến Festival lần thứ X – 2018.
Được biết để tạo ra một chiếc đèn lồng hoàn chỉnh thì người thợ phải trải qua các công đoạn chính như: Làm tre/tiện gỗ, ráp khung, dán vải, trang trí hoa văn/phong cảnh,…
Nhằm thu hút khách hàng, cơ sở sản xuất đèn lồng Cố đô đã nghiên cứu và tạo ra nhiều mẫu mã trên cơ sở đèn lồng truyền thống. Với nhiều kích cỡ khác nhau, tùy độ tinh xảo mà mỗi chiếc đèn lồng có giá từ 10.000 đồng đến 5 triệu đồng để du khách lựa chọn.
Mỗi chiếc đèn lồng ở cơ sở anh Mẫn có thể sử dụng lâu dài, chịu được mưa gió vì chất liệu từ vải gấm, lụa tơ tằm và gỗ thông được phơi khô, chạm trổ hoa văn tinh tế. Đồng thời chiếc đèn lồng vừa nhẹ, vừa bền lại sang trọng.
“Sự phong phú về mẫu mã cùng hoa văn đặc trưng là điểm giúp mọi người dễ dàng nhận ra đèn lồng do cơ sở của mình sản xuất. Có thể kể ra những hoa văn dưới triều Nguyễn như hình con dơi, con rồng, con phụng hay các loài hoa như sen, mai, lan,…”, anh Mẫn cho biết.
Những chiếc đèn lồng mang nét Huế
Những người thợ tâm niệm làm đèn lồng cần có sự tỉ mỉ và chịu khó, không phải chiếc nào cũng giống nhau. Người thợ cũng cần để ý để dán vải, trang trí họa tiết cho phù hợp, đẹp mắt.
Hiện nay, lồng đèn Cố Đô không chỉ có mặt tại các thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,… mà còn xuất đi các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…
Nói về việc trưng bày sản phẩm đèn lồng tại kỳ Festival năm nay, anh Mẫn chia sẻ: “Cơ sở sản xuất đèn lồng Cố đô sẽ giới thiệu đến mọi người tại dịp Festival lần này những mẫu mã, chủng loại đèn lồng mang phong cách truyền thống Huế đầy mới lạ gồm: đèn cung đình, đèn tỏi, đèn bầu dục, đèn đĩa bay,…”
Đèn lồng không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mang những dấu ấn văn hóa Huế được anh Nguyễn Ngọc Mẫn và những người thợ dồn hết tâm sức gia công trên từng mẩu gỗ, hoa văn,… để quảng bá vùng đất Cố đô đến với người dân và du khách gần xa.

Vừa bước vào sân, chúng tôi đã thấy không khí làm việc khẩn trương của anh Mẫn và những người thợ khi chỉ chưa đầy 2 tuần nữa là đến Festival lần thứ X – 2018.
Được biết để tạo ra một chiếc đèn lồng hoàn chỉnh thì người thợ phải trải qua các công đoạn chính như: Làm tre/tiện gỗ, ráp khung, dán vải, trang trí hoa văn/phong cảnh,…
Nhằm thu hút khách hàng, cơ sở sản xuất đèn lồng Cố đô đã nghiên cứu và tạo ra nhiều mẫu mã trên cơ sở đèn lồng truyền thống. Với nhiều kích cỡ khác nhau, tùy độ tinh xảo mà mỗi chiếc đèn lồng có giá từ 10.000 đồng đến 5 triệu đồng để du khách lựa chọn.
Mỗi chiếc đèn lồng ở cơ sở anh Mẫn có thể sử dụng lâu dài, chịu được mưa gió vì chất liệu từ vải gấm, lụa tơ tằm và gỗ thông được phơi khô, chạm trổ hoa văn tinh tế. Đồng thời chiếc đèn lồng vừa nhẹ, vừa bền lại sang trọng.
“Sự phong phú về mẫu mã cùng hoa văn đặc trưng là điểm giúp mọi người dễ dàng nhận ra đèn lồng do cơ sở của mình sản xuất. Có thể kể ra những hoa văn dưới triều Nguyễn như hình con dơi, con rồng, con phụng hay các loài hoa như sen, mai, lan,…”, anh Mẫn cho biết.
Những chiếc đèn lồng mang nét Huế
Những người thợ tâm niệm làm đèn lồng cần có sự tỉ mỉ và chịu khó, không phải chiếc nào cũng giống nhau. Người thợ cũng cần để ý để dán vải, trang trí họa tiết cho phù hợp, đẹp mắt.
Hiện nay, lồng đèn Cố Đô không chỉ có mặt tại các thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,… mà còn xuất đi các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…
Nói về việc trưng bày sản phẩm đèn lồng tại kỳ Festival năm nay, anh Mẫn chia sẻ: “Cơ sở sản xuất đèn lồng Cố đô sẽ giới thiệu đến mọi người tại dịp Festival lần này những mẫu mã, chủng loại đèn lồng mang phong cách truyền thống Huế đầy mới lạ gồm: đèn cung đình, đèn tỏi, đèn bầu dục, đèn đĩa bay,…”
Đèn lồng không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mang những dấu ấn văn hóa Huế được anh Nguyễn Ngọc Mẫn và những người thợ dồn hết tâm sức gia công trên từng mẩu gỗ, hoa văn,… để quảng bá vùng đất Cố đô đến với người dân và du khách gần xa.