Địa điểm chiến thắng Hói Mít
Hói Mít thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam, làng Hói Mít (hay còn gọi là thôn An Cư Tây) là địa danh có từ lâu đời. Theo những người cao niên, làng Hói Mít ra đời cách ngày nay khoảng 300 năm, là tên gọi dân gian của người xưa trong làng. Cũng theo những người lớn tuổi cho biết, sở dĩ làng có tên Hói Mít bởi ở đây có nhiều cây mít, sống dọc ở sông, hồ, khe, suối trong làng…nên người ta đặt tên làng là Hói Mít.
Ngoài tên làng, nơi đây còn có các địa danh khác như: Cầu Hói Mít (cầu ga đường sắt và cầu đường bộ), ga Hói Mít… Làng Hói Mít do 5 dòng họ đến khai hoang lập ấp, dân số hiện nay có 1.021 người trong tổng số 186 hộ gia đình, định cư sinh sống. Người dân ở đây đa số sống bằng nghề nông, nuôi trồng thủy hải sản và đánh bắt ven bờ. Trong kháng chiến chống Pháp, địa phương này có 4 trên tổng số 16 người ở thị trấn Lăng Cô hy sinh, tập trung chủ yếu vào các năm 1947, 1948 và 1949.
Làng Hói Mít nằm tách biệt về phía tây nam của thị trấn Lăng Cô, dưới sườn của dãy núi Bạch Mã, cách ga Lăng Cô 2km về phía bắc; ga Nước Ngọt 8km về phía nam. Tuyến đường sắt đi qua địa phận của làng có hình vòng cung, có những nơi có vòng cua khúc khuỷu, phía tây là sườn núi vách đứng, phía đông là hệ đầm phá rộng lớn. Từ ga Huế vào Đà Nẵng (103km), qua 7 hầm (hầm số 7 đến số 13) và một hầm Sẻ. Từ chân đèo Hải Vân theo đường bộ qua hết đầm Lập An, khu vực này có nhiều sườn núi dốc đứng, đường quanh co mỗi khúc cua khoảng 120º. Do vậy, các đoàn tàu chạy qua địa điểm này, chỉ có vận tốc 20km/giờ.
Do có vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đây được coi là địa bàn trọng điểm, nơi giành giật qua lại giữa ta và địch. Ở khu vực này tầm nhìn ở đây hạn chế do vách núi cao, cây cối um tùm, có thể ngụy trang tốt, hơn nữa từ đây có thể đặt đài quan sát nhìn về phía hai bên rất rõ, thuận tiện cho cả ta và địch. Vì thế hơn đâu hết người dân ở đây luôn ý thức được các phong trào đấu tranh cách mạng nổ ra tại đây. Những năm kháng chiến chống Pháp, ở Phú Lộc có đội du kích rất mạnh, cùng với bộ đội lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần vào chiến thắng chung của phong trào Cách mạng trên địa bàn.
Hói Mít thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam, làng Hói Mít (hay còn gọi là thôn An Cư Tây) là địa danh có từ lâu đời. Theo những người cao niên, làng Hói Mít ra đời cách ngày nay khoảng 300 năm, là tên gọi dân gian của người xưa trong làng. Cũng theo những người lớn tuổi cho biết, sở dĩ làng có tên Hói Mít bởi ở đây có nhiều cây mít, sống dọc ở sông, hồ, khe, suối trong làng…nên người ta đặt tên làng là Hói Mít.
Ngoài tên làng, nơi đây còn có các địa danh khác như: Cầu Hói Mít (cầu ga đường sắt và cầu đường bộ), ga Hói Mít… Làng Hói Mít do 5 dòng họ đến khai hoang lập ấp, dân số hiện nay có 1.021 người trong tổng số 186 hộ gia đình, định cư sinh sống. Người dân ở đây đa số sống bằng nghề nông, nuôi trồng thủy hải sản và đánh bắt ven bờ. Trong kháng chiến chống Pháp, địa phương này có 4 trên tổng số 16 người ở thị trấn Lăng Cô hy sinh, tập trung chủ yếu vào các năm 1947, 1948 và 1949.
Làng Hói Mít nằm tách biệt về phía tây nam của thị trấn Lăng Cô, dưới sườn của dãy núi Bạch Mã, cách ga Lăng Cô 2km về phía bắc; ga Nước Ngọt 8km về phía nam. Tuyến đường sắt đi qua địa phận của làng có hình vòng cung, có những nơi có vòng cua khúc khuỷu, phía tây là sườn núi vách đứng, phía đông là hệ đầm phá rộng lớn. Từ ga Huế vào Đà Nẵng (103km), qua 7 hầm (hầm số 7 đến số 13) và một hầm Sẻ. Từ chân đèo Hải Vân theo đường bộ qua hết đầm Lập An, khu vực này có nhiều sườn núi dốc đứng, đường quanh co mỗi khúc cua khoảng 120º. Do vậy, các đoàn tàu chạy qua địa điểm này, chỉ có vận tốc 20km/giờ.
Do có vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đây được coi là địa bàn trọng điểm, nơi giành giật qua lại giữa ta và địch. Ở khu vực này tầm nhìn ở đây hạn chế do vách núi cao, cây cối um tùm, có thể ngụy trang tốt, hơn nữa từ đây có thể đặt đài quan sát nhìn về phía hai bên rất rõ, thuận tiện cho cả ta và địch. Vì thế hơn đâu hết người dân ở đây luôn ý thức được các phong trào đấu tranh cách mạng nổ ra tại đây. Những năm kháng chiến chống Pháp, ở Phú Lộc có đội du kích rất mạnh, cùng với bộ đội lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần vào chiến thắng chung của phong trào Cách mạng trên địa bàn.