Địa điểm Nhà đại chúng (Chiến khu Hòa Mỹ)
1. Chiến khu Hòa Mỹ
Sau 50 ngày đêm bao vây và tiêu diệt địch trong thành phố Huế (từ ngày 19/12/1946 đến 13/2/1947) không thành vì địch tiếp viện phá vây, mặt trận Huế vỡ. Bộ đội, tự vệ và một bộ phận nhân dân rút về phía Bắc hoặc chạy vào rừng núi tránh giặc. Từ đây cuộc kháng chiến tại quê nhà chuyển sang một bước ngoặt mới, một giai đoạn cực kỳ gian khổ nhưng không kém phần quyết liệt và anh dũng.
Lê Nin đã từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”. Cho nên một trong những việc rất trọng yếu để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, trước mắt là phải gây dựng lại phong trào kháng chiến, đánh giặc Pháp cho đến thắng lợi cuối cùng mà những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng tỉnh lúc bấy giờ đứng đầu là đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã vạch ra, đó là xây dựng căn cứ địa, lập chiến khu.
Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề, ngay từ tháng 10/1946, trước khi nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc, Thường Vụ Tỉnh Ủy đã xác định lấy vùng Trò và Khe Trái để xây dựng chiến khu lâu dài, vùng Hòa Mỹ là chiến khu trước mắt. Đồng chí Lê Tự Đồng lúc này làm tham mưu Quân khu 4, là người được xứ Ủy Trung Kỳ cử vào trực tiếp giúp Thừa Thiên Huế chỉ đạo công việc vô cùng hệ trọng này. Mặc khác, đồng chí Hoàng Anh, Hà Văn Lâu được Thường Vụ Tỉnh Ủy giao trách nhiệm chuẩn bị xây dựng chiến khu.
Hướng căn cứ lập chiến khu đã được xác định nên khi chuẩn bị kháng chiến, một số tài sản như Công Binh Xưởng, Nhà in, lương thực đã được chuyên chở lên trước ở vùng Trò – Khe Trái. Sau này nhận thấy Khe Trái còn ở quá sâu trong rừng xanh, núi non hiểm trở, liên hệ với đồng bằng khó khăn, xa dân cư và đường đi lại nên chuyển ra Hòa Mỹ.
2. Nhà Đại Chúng – chiến khu Hòa Mỹ
Nếu như ở bên trong chiến khu là nơi dành riêng cho các hoạt động quân sự chính trị của các cơ quan đầu não của Tỉnh Ủy và quân đội thì ở bên ngoài Chiến khu Hòa Mỹ, trên khoảng đất rộng giữa Rào Quao và sông Ô Lâu, quán xá mọc lên bán đủ thứ cần dùng: nước chè, cháo, bún, bánh , thuốc lá, sữa hộp…Hàng ngày nông dân ở các xã phụ cận và một số tiểu thương đưa hàng đến bán, từ đó chợ kháng chiến Hòa Mỹ dần dần được hình thành và ngày càng đông. Để đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quanh vùng chiến khu, Nhà văn hóa Đại chúng Hòa Mỹ được thành lập, các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ liên tục được tổ chức. Từ đây đã ra đời những bài hát, bài thơ ca ngợi chiến khu được cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quanh vùng yêu thích
1. Chiến khu Hòa Mỹ
Sau 50 ngày đêm bao vây và tiêu diệt địch trong thành phố Huế (từ ngày 19/12/1946 đến 13/2/1947) không thành vì địch tiếp viện phá vây, mặt trận Huế vỡ. Bộ đội, tự vệ và một bộ phận nhân dân rút về phía Bắc hoặc chạy vào rừng núi tránh giặc. Từ đây cuộc kháng chiến tại quê nhà chuyển sang một bước ngoặt mới, một giai đoạn cực kỳ gian khổ nhưng không kém phần quyết liệt và anh dũng.
Lê Nin đã từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”. Cho nên một trong những việc rất trọng yếu để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, trước mắt là phải gây dựng lại phong trào kháng chiến, đánh giặc Pháp cho đến thắng lợi cuối cùng mà những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng tỉnh lúc bấy giờ đứng đầu là đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã vạch ra, đó là xây dựng căn cứ địa, lập chiến khu.
Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề, ngay từ tháng 10/1946, trước khi nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc, Thường Vụ Tỉnh Ủy đã xác định lấy vùng Trò và Khe Trái để xây dựng chiến khu lâu dài, vùng Hòa Mỹ là chiến khu trước mắt. Đồng chí Lê Tự Đồng lúc này làm tham mưu Quân khu 4, là người được xứ Ủy Trung Kỳ cử vào trực tiếp giúp Thừa Thiên Huế chỉ đạo công việc vô cùng hệ trọng này. Mặc khác, đồng chí Hoàng Anh, Hà Văn Lâu được Thường Vụ Tỉnh Ủy giao trách nhiệm chuẩn bị xây dựng chiến khu.
Hướng căn cứ lập chiến khu đã được xác định nên khi chuẩn bị kháng chiến, một số tài sản như Công Binh Xưởng, Nhà in, lương thực đã được chuyên chở lên trước ở vùng Trò – Khe Trái. Sau này nhận thấy Khe Trái còn ở quá sâu trong rừng xanh, núi non hiểm trở, liên hệ với đồng bằng khó khăn, xa dân cư và đường đi lại nên chuyển ra Hòa Mỹ.
2. Nhà Đại Chúng – chiến khu Hòa Mỹ
Nếu như ở bên trong chiến khu là nơi dành riêng cho các hoạt động quân sự chính trị của các cơ quan đầu não của Tỉnh Ủy và quân đội thì ở bên ngoài Chiến khu Hòa Mỹ, trên khoảng đất rộng giữa Rào Quao và sông Ô Lâu, quán xá mọc lên bán đủ thứ cần dùng: nước chè, cháo, bún, bánh , thuốc lá, sữa hộp…Hàng ngày nông dân ở các xã phụ cận và một số tiểu thương đưa hàng đến bán, từ đó chợ kháng chiến Hòa Mỹ dần dần được hình thành và ngày càng đông. Để đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quanh vùng chiến khu, Nhà văn hóa Đại chúng Hòa Mỹ được thành lập, các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ liên tục được tổ chức. Từ đây đã ra đời những bài hát, bài thơ ca ngợi chiến khu được cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quanh vùng yêu thích