Đình làng Sình
Làng Sình cách thành phố Huế khoảng 11km về hướng Đông, là một trong những nơi có truyền thống vật võ nổi tiếng nhất ở Thừa Thiên Huế. Làng Sình, ngày xưa còn có tên là Lại Ân, nằm bên ngã ba sông, nơi con sông Bồ hợp lưu với sông Hương trước khi xuôi về phá Tam Giang để thông ra biển. Đây cũng là một làng nghề chuyên làm tranh mộc bản để thờ cúng. Từ năm 1553, làng Sình đã có tên trong danh mục làng xã của huyện Tư Vinh trong sách Ô châu Cận lục và cũng đã được nhắc đến như một địa điểm trù phú “Xóm Lại Ân canh gà xào xạc, dục khách thương mua một bán mười”1.
Về mặt địa hình, làng Sình nằm giữa mạng lưới giao thông thuận lợi, đường thủy có sông Hương, là nơi sát với cảng thị buôn bán lớn cảng cổ Thanh Hà và phố cổ Bao Vinh. Ngược dòng lịch sử từ thế kỷ XV, nhân dân vùng đồng bằng Thanh, Nghệ Tĩnh, Hải Dương đã đến đây định cư, lập làng . Đến giữa thế kỷ XVI, khi Nguyễn Hoàng con trai thứ của Nguyễn Kim vào trấn thủ Thuận Hóa, dòng người di cư từ phương Bắc tiếp tục đến đây lập nghiệp. Hiện nay, các văn bản gốc của làng Sình phần nhiều đã bị thất lạc, chỉ còn cuốn “Lệ làng” viết bằng chữ Hán, thời Tự Đức thứ 18, ghi rõ làng Sình có các họ: Phan, Võ, Hà, Phạm, Đinh, Trần, Hoàng, Lê, Đặng, Đinh, Hà, Nguyễn, Lê, Đào, Ngô…Sau đó các họ tiếp tục khai phá, mở rộng ruộng đồng, ổn định đời sống và đến nay làng Sình đã có đến 36 họ cùng chung sống.
Làng Sình cách thành phố Huế khoảng 11km về hướng Đông, là một trong những nơi có truyền thống vật võ nổi tiếng nhất ở Thừa Thiên Huế. Làng Sình, ngày xưa còn có tên là Lại Ân, nằm bên ngã ba sông, nơi con sông Bồ hợp lưu với sông Hương trước khi xuôi về phá Tam Giang để thông ra biển. Đây cũng là một làng nghề chuyên làm tranh mộc bản để thờ cúng. Từ năm 1553, làng Sình đã có tên trong danh mục làng xã của huyện Tư Vinh trong sách Ô châu Cận lục và cũng đã được nhắc đến như một địa điểm trù phú “Xóm Lại Ân canh gà xào xạc, dục khách thương mua một bán mười”1.
Về mặt địa hình, làng Sình nằm giữa mạng lưới giao thông thuận lợi, đường thủy có sông Hương, là nơi sát với cảng thị buôn bán lớn cảng cổ Thanh Hà và phố cổ Bao Vinh. Ngược dòng lịch sử từ thế kỷ XV, nhân dân vùng đồng bằng Thanh, Nghệ Tĩnh, Hải Dương đã đến đây định cư, lập làng . Đến giữa thế kỷ XVI, khi Nguyễn Hoàng con trai thứ của Nguyễn Kim vào trấn thủ Thuận Hóa, dòng người di cư từ phương Bắc tiếp tục đến đây lập nghiệp. Hiện nay, các văn bản gốc của làng Sình phần nhiều đã bị thất lạc, chỉ còn cuốn “Lệ làng” viết bằng chữ Hán, thời Tự Đức thứ 18, ghi rõ làng Sình có các họ: Phan, Võ, Hà, Phạm, Đinh, Trần, Hoàng, Lê, Đặng, Đinh, Hà, Nguyễn, Lê, Đào, Ngô…Sau đó các họ tiếp tục khai phá, mở rộng ruộng đồng, ổn định đời sống và đến nay làng Sình đã có đến 36 họ cùng chung sống.