Lăng Ðồng Khánh
Quá trình xây dựng lăng Đồng Khánh khá phức tạp. Nhà vua không ngờ mình chết sớm giữa lúc mới 25 tuổi sau khi tại vị chỉ 3 năm (1886-1888), cho nên chưa nghĩ đến việc xây lăng.
Nguyên trước đó, ở gần khu vực lăng Đồng Khánh ngày nay đã có lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845 – 1876), cha đẻ của 3 vua Kiến Phúc (1884), Hàm Nghi (1885) và Đồng Khánh (1886 – 1888). Sau khi lên ngôi, thấy lăng mộ cha chưa có điện thờ, vua Đồng Khánh hạ lệnh cho Bộ Công xây dựng điện Truy Tư để thờ cha. Ngôi điện này nằm cách lăng Kiên Thái Vương khoảng 50 mét về phía đông – đông nam, được khởi công làm từ tháng 2-1888. Đến tháng 10 năm ấy, dù công trình chưa hoàn tất, vua Đồng Khánh cũng đã cho tổ chức lễ rước bài vị của Kiên Thái Vương từ một nhà thờ trong Thành Nội lên thờ ở đây. Trong khi công việc xây dựng đang tiến hành thì vua Đồng Khánh ngã bệnh, chết vào ngày 28-1-1889. Vì vậy điện Truy Tư được đổi làm Tư Lăng biệt điện, rước thánh vị nhà vua về thờ, gọi là điện Ngưng Hy. Bấy giờ, bài vị Kiên Thái Vương được đưa về thờ bên Hân Vinh từ đường xây dựng từ tháng 3-1888, bên bờ sông An Cựu, nay vẫn còn, nằm sát cung An Định.
Sau khi vua Đồng Khánh đột ngột mất, vua Thành Thái nối ngôi trong hoàn cảnh lịch sử và kinh tế đất nước khó khăn, phức tạp. Vì vậy, triều đình phải dùng ngôi điện đang xây dang dở làm nơi thờ vua Đồng Khánh và chọn chỗ đất cách đó khoảng 100 mét về phía tây nam để an táng ông luôn.
Sau khi vua Đồng Khánh chết hơn 20 ngày, quan tài nhà vua được đưa lên quàng tại điện Ngưng Hy từ ngày 19-2-1889, đến ngày 18-4-1889 mới đưa qua chôn tại khu lăng mộ đã chọn gần đó, mặc dù các công trình kiến trúc tại khu vực này làm chưa xong.
Phần lớn các công trình kiến trúc còn tồn tại ở lăng Đồng Khánh đều thực hiện dưới thời vua Khải Định (1916 – 1925). Sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Định bảo Bộ Công lo việc tu sửa lăng (tháng 8-1916).
Vào tháng 3-1917, Bái đình mới được làm xong; thiết lập hai hàng tượng văn, võ quan viên và voi ngựa, lát gạch giữ sân chầu, xây lan can chung quanh và dựng cửa Nghi Môn ở mặt trước.
Bài văn bia do vua Khải Định viết xong ngày 8-10-1916 để ca tụng vua cha, được khắc vào hai mặt một tấm bia bằng đá thanh, rồi dựng ở Bi đình vào khoảng tháng 7-1917.
Điện Ngưng Hy và các nhà cửa phụ thuộc cũng đã được vua Khải Định cho trùng tu vào tháng 2-1921 và vào tháng 5-1923.
Tóm lại công việc xây dựng lăng tẩm của vua Đồng Khánh đã được bắt đầu từ cuối đời của chính ông (1888 – xây dựng khu vực điện Truy Tư sau đổi thành điện Ngưng Hy), làm thêm từ đầu đời vua Thành Thái (1889 – khu vực lăng mộ), rồi sửa chữa và mở rộng thêm quy mô dưới thời vua Khải Định các năm 1916, 1917, 1921 và 1923. Thực tế công cuộc xây dựng lăng vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt, trong thời gian dài 35 năm (1888 – 1923), qua 4 đời vua: Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định. Điều kiện lịch sử thời bấy giờ đã ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố kiến trúc nghệ thuật xây dựng lăng, nền nghệ thuật thuần túy dân tộc đã bị phôi pha, trộn lẫn với các giá trị kiến trúc phương Tây.
Về mô thức kiến trúc, lăng vua Đồng Khánh không khác gì các lăng vua Nguyễn trước đó, ở cả hai khu vực lăng và tẩm có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dày. Khu vực tẩm quay về hướng đông – nam, ngay trước mặt có đào ao hồ bán nguyệt để làm yếu tố “minh đường”, ngọn đồi Thiên An cách đó khoảng 3 km được dùng làm tiền án. Khu vực lăng mộ quay về hướng đông – đông nam, tiến án là núi Thiên Thai. Tương quan viên ở lăng Đồng Khánh được đắp bằng vôi gạch với dáng cao, nhưng gầy.
Công trình kiến trúc nổi bật ở lăng vua Đồng Khánh là điện Ngưng Hy, có giá trị cao về kiến trúc, hội họa và trang trí. Đây là một tòa nhà kép làm theo kiểu thức chung của loại cung điện Huế, nhưng ở phần sau lại được gia tăng thêm một nhà thứ ba, nhà hậu. Vì vậy, ở đây có ba hệ thống vì kèo được ghép lại với nhau theo hình chữ “tam” với hai hệ thống máng xối ở giữa.
Bên trong điện là không gian nội thất vàng son lộng lẫy. Hàng trăm hình ảnh và câu thơ được chạm khắc hoặc viết vẽ lên các pa-nô và hệ thống liên ba đố bản. Một loạt hình ảnh trang trí độc đáo ở nội điện Ngưng Hy là vẽ cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong “nhị thập tứ hiếu”. Điện Ngưng Hy đã bảo lưu được nền nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc, phát huy tối đa những hình ảnh nổi bằng đất nung tráng men màu vào trong trang trí ngoại thất để có thể chịu đựng nắng mưa xứ Huế. Và cũng là lăng mở đầu cho sự pha trộn hai nền kiến trúc nghệ thuật Á – Âu.
– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thông tin về việc công nhận di tích số 2009-1998QĐ/BVHTT ngày 26-9-1998
Quá trình xây dựng lăng Đồng Khánh khá phức tạp. Nhà vua không ngờ mình chết sớm giữa lúc mới 25 tuổi sau khi tại vị chỉ 3 năm (1886-1888), cho nên chưa nghĩ đến việc xây lăng.
Nguyên trước đó, ở gần khu vực lăng Đồng Khánh ngày nay đã có lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845 – 1876), cha đẻ của 3 vua Kiến Phúc (1884), Hàm Nghi (1885) và Đồng Khánh (1886 – 1888). Sau khi lên ngôi, thấy lăng mộ cha chưa có điện thờ, vua Đồng Khánh hạ lệnh cho Bộ Công xây dựng điện Truy Tư để thờ cha. Ngôi điện này nằm cách lăng Kiên Thái Vương khoảng 50 mét về phía đông – đông nam, được khởi công làm từ tháng 2-1888. Đến tháng 10 năm ấy, dù công trình chưa hoàn tất, vua Đồng Khánh cũng đã cho tổ chức lễ rước bài vị của Kiên Thái Vương từ một nhà thờ trong Thành Nội lên thờ ở đây. Trong khi công việc xây dựng đang tiến hành thì vua Đồng Khánh ngã bệnh, chết vào ngày 28-1-1889. Vì vậy điện Truy Tư được đổi làm Tư Lăng biệt điện, rước thánh vị nhà vua về thờ, gọi là điện Ngưng Hy. Bấy giờ, bài vị Kiên Thái Vương được đưa về thờ bên Hân Vinh từ đường xây dựng từ tháng 3-1888, bên bờ sông An Cựu, nay vẫn còn, nằm sát cung An Định.
Sau khi vua Đồng Khánh đột ngột mất, vua Thành Thái nối ngôi trong hoàn cảnh lịch sử và kinh tế đất nước khó khăn, phức tạp. Vì vậy, triều đình phải dùng ngôi điện đang xây dang dở làm nơi thờ vua Đồng Khánh và chọn chỗ đất cách đó khoảng 100 mét về phía tây nam để an táng ông luôn.
Sau khi vua Đồng Khánh chết hơn 20 ngày, quan tài nhà vua được đưa lên quàng tại điện Ngưng Hy từ ngày 19-2-1889, đến ngày 18-4-1889 mới đưa qua chôn tại khu lăng mộ đã chọn gần đó, mặc dù các công trình kiến trúc tại khu vực này làm chưa xong.
Phần lớn các công trình kiến trúc còn tồn tại ở lăng Đồng Khánh đều thực hiện dưới thời vua Khải Định (1916 – 1925). Sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Định bảo Bộ Công lo việc tu sửa lăng (tháng 8-1916).
Vào tháng 3-1917, Bái đình mới được làm xong; thiết lập hai hàng tượng văn, võ quan viên và voi ngựa, lát gạch giữ sân chầu, xây lan can chung quanh và dựng cửa Nghi Môn ở mặt trước.
Bài văn bia do vua Khải Định viết xong ngày 8-10-1916 để ca tụng vua cha, được khắc vào hai mặt một tấm bia bằng đá thanh, rồi dựng ở Bi đình vào khoảng tháng 7-1917.
Điện Ngưng Hy và các nhà cửa phụ thuộc cũng đã được vua Khải Định cho trùng tu vào tháng 2-1921 và vào tháng 5-1923.
Tóm lại công việc xây dựng lăng tẩm của vua Đồng Khánh đã được bắt đầu từ cuối đời của chính ông (1888 – xây dựng khu vực điện Truy Tư sau đổi thành điện Ngưng Hy), làm thêm từ đầu đời vua Thành Thái (1889 – khu vực lăng mộ), rồi sửa chữa và mở rộng thêm quy mô dưới thời vua Khải Định các năm 1916, 1917, 1921 và 1923. Thực tế công cuộc xây dựng lăng vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt, trong thời gian dài 35 năm (1888 – 1923), qua 4 đời vua: Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định. Điều kiện lịch sử thời bấy giờ đã ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố kiến trúc nghệ thuật xây dựng lăng, nền nghệ thuật thuần túy dân tộc đã bị phôi pha, trộn lẫn với các giá trị kiến trúc phương Tây.
Về mô thức kiến trúc, lăng vua Đồng Khánh không khác gì các lăng vua Nguyễn trước đó, ở cả hai khu vực lăng và tẩm có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dày. Khu vực tẩm quay về hướng đông – nam, ngay trước mặt có đào ao hồ bán nguyệt để làm yếu tố “minh đường”, ngọn đồi Thiên An cách đó khoảng 3 km được dùng làm tiền án. Khu vực lăng mộ quay về hướng đông – đông nam, tiến án là núi Thiên Thai. Tương quan viên ở lăng Đồng Khánh được đắp bằng vôi gạch với dáng cao, nhưng gầy.
Công trình kiến trúc nổi bật ở lăng vua Đồng Khánh là điện Ngưng Hy, có giá trị cao về kiến trúc, hội họa và trang trí. Đây là một tòa nhà kép làm theo kiểu thức chung của loại cung điện Huế, nhưng ở phần sau lại được gia tăng thêm một nhà thứ ba, nhà hậu. Vì vậy, ở đây có ba hệ thống vì kèo được ghép lại với nhau theo hình chữ “tam” với hai hệ thống máng xối ở giữa.
Bên trong điện là không gian nội thất vàng son lộng lẫy. Hàng trăm hình ảnh và câu thơ được chạm khắc hoặc viết vẽ lên các pa-nô và hệ thống liên ba đố bản. Một loạt hình ảnh trang trí độc đáo ở nội điện Ngưng Hy là vẽ cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong “nhị thập tứ hiếu”. Điện Ngưng Hy đã bảo lưu được nền nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc, phát huy tối đa những hình ảnh nổi bằng đất nung tráng men màu vào trong trang trí ngoại thất để có thể chịu đựng nắng mưa xứ Huế. Và cũng là lăng mở đầu cho sự pha trộn hai nền kiến trúc nghệ thuật Á – Âu.
– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thông tin về việc công nhận di tích số 2009-1998QĐ/BVHTT ngày 26-9-1998