Lăng mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương
Cách thành phố Huế 45 km về hướng Bắc
Phương tiện giao thông: đường bộ
Từ trung tâm thành phố Huế, theo quốc lộ 1A (hướng Bắc), bằng phương tiện ô tô ta có thể đến Phò Trạch (30km) rồi từ đây rẽ về con đường đất đỏ (tỉnh lộ) theo hướng Đông khoảng 15km là đến trung tâm xã Phong Chương. Từ đây theo các con đường liên thôn ta đi bộ đến các điểm di tích.
Nguyễn Tri Phương, tên thật là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu Đường Xuyên, sinh ngày 21-7 năm Canh Thân (1800), quê ở làng Ðường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Phong Chương, Phong Ðiền). Làm quan dưới các triều Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, là Ðại thần của Nhà Nguyễn, có nhiều công lao trong việc khai khẩn xứ Nam Kỳ và đánh thực dân Pháp xâm lược. Ông bị thương trong trận quân Pháp đánh vào Thành Hà Nội ngày 19-11-1873, sau đó tuyệt thực và mất ngày 20-12-1873 (1-11 âm lịch), thọ 73 tuổi. Vua Tự Ðức cho đem thi hài ông về an táng tại quê nhà và cấp vật liệu xây dựng nhà thờ chung với em trai là Nguyễn Duy và con là Nguyễn Lâm đều là những người có công đánh thực dân Pháp.
Những di tích về Nguyễn Tri Phương ở quê nhà đã được tôn tạo, sửa chữa. Di tích nhà thờ, lăng mộ Nguyễn Tri Phương đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia tại quyết định số 575QĐ/VHTT ngày 14/7/1990.
Cách thành phố Huế 45 km về hướng Bắc
Phương tiện giao thông: đường bộ
Từ trung tâm thành phố Huế, theo quốc lộ 1A (hướng Bắc), bằng phương tiện ô tô ta có thể đến Phò Trạch (30km) rồi từ đây rẽ về con đường đất đỏ (tỉnh lộ) theo hướng Đông khoảng 15km là đến trung tâm xã Phong Chương. Từ đây theo các con đường liên thôn ta đi bộ đến các điểm di tích.
Nguyễn Tri Phương, tên thật là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu Đường Xuyên, sinh ngày 21-7 năm Canh Thân (1800), quê ở làng Ðường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Phong Chương, Phong Ðiền). Làm quan dưới các triều Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, là Ðại thần của Nhà Nguyễn, có nhiều công lao trong việc khai khẩn xứ Nam Kỳ và đánh thực dân Pháp xâm lược. Ông bị thương trong trận quân Pháp đánh vào Thành Hà Nội ngày 19-11-1873, sau đó tuyệt thực và mất ngày 20-12-1873 (1-11 âm lịch), thọ 73 tuổi. Vua Tự Ðức cho đem thi hài ông về an táng tại quê nhà và cấp vật liệu xây dựng nhà thờ chung với em trai là Nguyễn Duy và con là Nguyễn Lâm đều là những người có công đánh thực dân Pháp.
Những di tích về Nguyễn Tri Phương ở quê nhà đã được tôn tạo, sửa chữa. Di tích nhà thờ, lăng mộ Nguyễn Tri Phương đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia tại quyết định số 575QĐ/VHTT ngày 14/7/1990.