Các lễ hội Cung đình triều Nguyễn
Thời gian: 15/05/2019
Hiện nay, nhìn chung trong cả nước, lễ hội dân gian thì địa phương nào cũng có và đang diễn ra hàng năm; nhưng, về lễ hội cung đình thì chỉ Huế mới có khả năng phục hồi. Lý do rất dễ hiểu: đây từng là kinh đô cuối cùng trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt , và triều đại quân chủ cuối cùng ấy, triều Nguyễn (1802 – 1945), mới chấm dứt cách đây chỉ hơn nửa thế kỷ. Vả lại, Huế là cố đô duy nhất còn bảo lưu được tương đối nguyên vẹn diện mạo của hệ thống kiến trúc cung đình của một thuở vàng son và ngoại cảnh thiên nhiên kỳ tú, thơ mộng của nó. Có thể nói đây là một thành phố bảo tàng, nơi còn duy trì được khá đầy đủ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, bao gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn từ, quốc tự, hàng ngàn hiện vật của vua chúa và quan lại, nhiều tư liệu lịch sử quí báu, những chứng nhân lịch sử cao niên, vv… Nhìn từ góc độ bảo tồn bảo tàng, cũng có thể cho rằng Cố đô Huế là một kho sử liệu sống động về các triều đại quân chủ Việt .
Với các loại hình di sản văn hoá ấy, nhất là với bối cảnh kiến trúc cổ kính ấy, người ta có thể tái hiện những lễ hội cung đình đã từng diễn ra tại đây; tất nhiên là để giới thiệu một cách sinh động những đặc trưng văn hoá nghệ thuật cao cấp của một thời và để phục vụ du lịch.
Thật ra, về mặt thuật ngữ, “lễ hội” là một từ tương đối mới, chỉ được sử dụng một cách phổ biến trong mấy chục năm nay, đặc biệt là để chỉ các lễ hội dân gian. Còn những sinh hoạt lễ nghi tập thể của các vua quan ngày xưa ở chốn cung đình thì chỉ thấy các sử gia triều Nguyễn ghi là “triều hội” (hội họp của triều đình).
Thời ấy, hoạ hoằn lắm mới thấy thi hào Nguyễn Du diễn tả ý chung của từ lễ hội trong một câu thơ ở truyện Kiều:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.
Nhưng, từ “lễ” và từ “hội” ở đây vẫn nằm trong hai mệnh đề khác nhau của câu thơ. Dù sao, qua tư liệu văn học này, chúng ta cũng có thể thấy người xưa đã chia nội dung của loại hình sinh hoạt văn hoá đang bàn ra làm hai phần khá rõ ràng, là phần lễ và phần hội.
Tìm hiểu về diễn tiến của các lễ hội cung đình trước năm 1945, chúng tôi thấy phần lễ được đặt nặng hơn là phần hội. Nhưng, ngày nay, do nhu cầu của thời đại, nếu chúng ta phục hồi thì chắc hẳn phần hội phải được xem là quan trọng hơn phần lễ.
Theo dõi các thuật ngữ mà người Tây phương đã dùng để chỉ lễ hội, như cérémonie (ceremony), fête, festival, chúng tôi thấy chúng mang những nội dung khác nhau đôi chút:
– Ceremony: có ý nghĩa thiên về lễ nghi, lễ thức, lễ bái, cúng bái.
– Fête: lễ lạt, đình đám nói chung.
Festival: thiên về hội hè, liên hoan có rất nhiều người thuộc nhiều thành phần tham dự, chẳng hạn như “jazz festival” (liên hoan nhạc jazz).
Dù sao đi nữa, các thuật ngữ đó cũng đã được dùng để chỉ những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật cộng đồng; liều lượng của phần lễ và phần hội bên nào nhiều hơn hoặc ít hơn là còn tuỳ thuộc vào từng loại hình lễ hội ngày xưa và tuỳ theo sự gia giảm của các nhà tổ chức lễ hội ngày nay.
Trở lại với các lễ hội cung đình ở Huế xưa kia, sử sách triều Nguyễn đều ghi nhận chúng như là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do Nhà nước Trung ương đứng ra tổ chức và thực hiện. Có hàng chục cuộc lễ lớn nhỏ khác nhau được cử hành hàng năm ở đất Thần kinh. Chúng đã được triều đình quy định rất chặt chẽ và nghiêm túc, thậm chí được ghi thành điển lệ. Từ vua quan đến dân chúng, từ hoàng gia đến bá tánh đều phải tuân thủ những điển lệ nghiêm ngặt ấy. Các sử sách bấy giờ đã ghi rõ tên gọi, nội dung và ý nghĩa của các cuộc lễ để nhấn mạnh tầm quan trọng của triều đình trong thể chế chính trị và sinh hoạt văn hoá của nhà nước quân chủ. Các lễ hội dưới triều Nguyễn cũng đã được ghi chép, tường thuật, phản ánh qua một số sách báo, phim ảnh do các tác giả người Tây phương và người Việt sống vào cuối thể kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX để lại, đặc biệt nhất là qua Tập san Đô Thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Húe)
Hiện nay, nhìn chung trong cả nước, lễ hội dân gian thì địa phương nào cũng có và đang diễn ra hàng năm; nhưng, về lễ hội cung đình thì chỉ Huế mới có khả năng phục hồi. Lý do rất dễ hiểu: đây từng là kinh đô cuối cùng trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt , và triều đại quân chủ cuối cùng ấy, triều Nguyễn (1802 – 1945), mới chấm dứt cách đây chỉ hơn nửa thế kỷ. Vả lại, Huế là cố đô duy nhất còn bảo lưu được tương đối nguyên vẹn diện mạo của hệ thống kiến trúc cung đình của một thuở vàng son và ngoại cảnh thiên nhiên kỳ tú, thơ mộng của nó. Có thể nói đây là một thành phố bảo tàng, nơi còn duy trì được khá đầy đủ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, bao gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn từ, quốc tự, hàng ngàn hiện vật của vua chúa và quan lại, nhiều tư liệu lịch sử quí báu, những chứng nhân lịch sử cao niên, vv… Nhìn từ góc độ bảo tồn bảo tàng, cũng có thể cho rằng Cố đô Huế là một kho sử liệu sống động về các triều đại quân chủ Việt .
Với các loại hình di sản văn hoá ấy, nhất là với bối cảnh kiến trúc cổ kính ấy, người ta có thể tái hiện những lễ hội cung đình đã từng diễn ra tại đây; tất nhiên là để giới thiệu một cách sinh động những đặc trưng văn hoá nghệ thuật cao cấp của một thời và để phục vụ du lịch.
Thật ra, về mặt thuật ngữ, “lễ hội” là một từ tương đối mới, chỉ được sử dụng một cách phổ biến trong mấy chục năm nay, đặc biệt là để chỉ các lễ hội dân gian. Còn những sinh hoạt lễ nghi tập thể của các vua quan ngày xưa ở chốn cung đình thì chỉ thấy các sử gia triều Nguyễn ghi là “triều hội” (hội họp của triều đình).
Thời ấy, hoạ hoằn lắm mới thấy thi hào Nguyễn Du diễn tả ý chung của từ lễ hội trong một câu thơ ở truyện Kiều:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.
Nhưng, từ “lễ” và từ “hội” ở đây vẫn nằm trong hai mệnh đề khác nhau của câu thơ. Dù sao, qua tư liệu văn học này, chúng ta cũng có thể thấy người xưa đã chia nội dung của loại hình sinh hoạt văn hoá đang bàn ra làm hai phần khá rõ ràng, là phần lễ và phần hội.
Tìm hiểu về diễn tiến của các lễ hội cung đình trước năm 1945, chúng tôi thấy phần lễ được đặt nặng hơn là phần hội. Nhưng, ngày nay, do nhu cầu của thời đại, nếu chúng ta phục hồi thì chắc hẳn phần hội phải được xem là quan trọng hơn phần lễ.
Theo dõi các thuật ngữ mà người Tây phương đã dùng để chỉ lễ hội, như cérémonie (ceremony), fête, festival, chúng tôi thấy chúng mang những nội dung khác nhau đôi chút:
– Ceremony: có ý nghĩa thiên về lễ nghi, lễ thức, lễ bái, cúng bái.
– Fête: lễ lạt, đình đám nói chung.
Festival: thiên về hội hè, liên hoan có rất nhiều người thuộc nhiều thành phần tham dự, chẳng hạn như “jazz festival” (liên hoan nhạc jazz).
Dù sao đi nữa, các thuật ngữ đó cũng đã được dùng để chỉ những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật cộng đồng; liều lượng của phần lễ và phần hội bên nào nhiều hơn hoặc ít hơn là còn tuỳ thuộc vào từng loại hình lễ hội ngày xưa và tuỳ theo sự gia giảm của các nhà tổ chức lễ hội ngày nay.
Trở lại với các lễ hội cung đình ở Huế xưa kia, sử sách triều Nguyễn đều ghi nhận chúng như là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do Nhà nước Trung ương đứng ra tổ chức và thực hiện. Có hàng chục cuộc lễ lớn nhỏ khác nhau được cử hành hàng năm ở đất Thần kinh. Chúng đã được triều đình quy định rất chặt chẽ và nghiêm túc, thậm chí được ghi thành điển lệ. Từ vua quan đến dân chúng, từ hoàng gia đến bá tánh đều phải tuân thủ những điển lệ nghiêm ngặt ấy. Các sử sách bấy giờ đã ghi rõ tên gọi, nội dung và ý nghĩa của các cuộc lễ để nhấn mạnh tầm quan trọng của triều đình trong thể chế chính trị và sinh hoạt văn hoá của nhà nước quân chủ. Các lễ hội dưới triều Nguyễn cũng đã được ghi chép, tường thuật, phản ánh qua một số sách báo, phim ảnh do các tác giả người Tây phương và người Việt sống vào cuối thể kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX để lại, đặc biệt nhất là qua Tập san Đô Thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Húe)